Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Bao Nhiêu?
MỨC PHÍ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ MÃ SỐ MÃ VẠCH
* Đăng ký mã vạch sản phẩm là một quá trình do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc qua bên đại diện mà khách hàng ủy quyền thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Văn phòng mã số mã vạch GS1. Khi đăng ký, Tổ chức/doanh nghiệp được cấp một dãy mã số bắt đầu là 893… Dựa trên mã số này, tổ chức/doanh nghiệp tạo mã vạch cho từng sản phẩm và in lên sản phẩm. Mã số mã vạch thể hiện được thông tin của doanh nghiệp khi quét mã, hỗ trợ quản lý sản xuất, bán lẻ, lưu kho, xuất nhập khẩu…
Trong quá trình đăng ký mã vạch, doanh nghiệp sẽ phải nộp chi phí đăng ký mã vạch và phí duy trì hằng năm. Khoản phí này được nộp cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 02/10/2002 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Vậy, đăng ký mã vạch hết bao nhiêu tiền?
Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính, mức phí quản lý Nhà nước đăng ký và sử dụng mã số mã vạch như sau:
STT |
Phân loại mã |
Phí cấp |
Phí duy trì |
1 |
Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 100.000 mã sản phẩm) |
1.000.000 |
2.000.000 |
2 |
Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 10.000 mã sản phẩm) |
1.000.000 |
1.500.000 |
3 |
Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 1.000 mã sản phẩm) |
1.000.000 |
800.000 |
4 |
Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 100 mã sản phẩm) |
1.000.000 |
500.000 |
5 |
Mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
300.000 |
200.000 |
6 |
Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số GTIN-8 |
300.000 |
200.000 |
* Hình thức nộp chi phí đăng ký mã vạch
Doanh nghiệp có thể đóng chi phí đăng ký mã vạch theo hai hình thức:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
– Số tài khoản: 1507201067262
– Chi nhánh: Cầu Giấy
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
– Số tài khoản: 122000064913
– Chi nhánh: Nam Thăng Long
Lưu ý rằng:
– Khi chuyển khoản doanh nghiệp ghi rõ tên doanh nghiệp, loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.
– Đối với phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch biết.
– Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục để thay đổi.
– Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch.
>>>>Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký mã vạch
Bài viết liên quan
-
» Cách quét mã QR trên Facebook Messenger (16/06)
-
» Trung Tâm Mã Vạch Quốc Gia-GS1 Việt Nam (14/06)
-
» PHẦN MỀM QUÉT MÃ VẠCH (14/06)
-
» MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ MÃ VẠCH (14/06)
-
» ĐĂNG KÝ MÃ QR/MÃ VUÔNG/MÃ MA TRẬN (21/05)
-
» ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH (21/05)
-
» DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TỐT NHẤT (21/05)
-
» TƯ VẤN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CHO DOANH NGHIỆP (21/05)
-
» THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH (20/05)
-
» LỢI ÍCH CỦA MSMV (mã số mã vạch) (19/05)