Đăng Ký Nhãn Hiệu

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo là gì?

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, logo, thương hiệu là gì?

Hai thuật ngữ trên đều có khái niệm và ý nghĩa như nhau, cùng do một cơ quan ban hành đó chính là Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo hay còn gọi là văn bằng bảo hộ chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất bảo vệ doanh nghiệp khi có tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra. Nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Theo đó, giấy chứng nhận ghi nhận các thông tin quan trọng liên quan đến thương hiệu như chủ sở hữu, nhóm ngành bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ…Chính vì vậy, tìm hiểu về văn bằng bảo hộ là điều cần thiết đối với mỗi người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo.

Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, thương hiệu, logo được gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nên có thể hiểu đây là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Là loại giấy tờ quan trọng trong công tác xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

Đó là lý do Minh Thái sẽ dành bài viết này để phân tích về chủ đề trên.

>> Tìm hiểu về Cục SHTT trực thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

Mẫu về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? 

– Số đăng ký

– Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ

– Số đơn

– Ngày nộp đơn

– Cấp theo quyết định số

– Hiệu lực của giấy chứng nhận: Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn.

– Mẫu nhãn hiệu được đăng ký

Mỗi đơn đăng ký yêu cầu cấp giấy chứng nhận chỉ cho một nhãn hiệu nhưng có thể dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Văn bằng bảo hộ nói chung hay giấy chứng nhận đăng ký nói riêng đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn thì giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khác với một số loại văn bằng bảo hộ khác, loại văn bằng này cơ thể thực hiện gia hạn sau khi hết hiệu lực. Để gia hạn thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực và thực hiện thủ tục do Chính phủ quy định.

Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên thì sau 6 tháng kể từ ngày hết hạn để tiến hành gia hạn hiệu lực. Lưu ý nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao.

Các trường hợp liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm. Tuy nhiên có những trường hợp hiệu lực văn bằng sẽ khác với con số này. Cụ thể như sau:

  • Thay đổi tên địa chỉ chủ sở hữu trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải làm gì?

Đơn yêu cầu thay đổi tên địa chỉ chủ sở hữu trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ quy định và phải kèm theo các tài liệu sau đây:

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

– Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin tên, địa chỉ chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

– Tài liệu xác nhận việc sửa đổi tên, địa chỉ của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

– Chứng từ lệ phí sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

– Giấy uỷ quyền (nếu cần);

  • Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định

– Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp.

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc ngƣời được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

– Vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

  • Hủy bỏ văn bằng bảo hộ

– Phát hiện người nộp đơn đăng ký không có quyền đối với việc đăng ký nhãn hiệu.

– Không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ.

– Có yêu cầu trong các trường hợp được luật quy định.

-   Mọi quyết định về việc cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi giấy chứng nhận đều phải được công bố theo đúng trình tự và thủ tục.

  • Quyền lợi của người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Pháp luật cho phép người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các quyền sau:

– Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.

– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam tính từ ngày được cấp đến hết mười năm. Mọi người có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười (10) năm.

Cần biết thêm chi tiết về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ về với Minh Thái bằng Hotline: 0963 153 620 để được cung cấp thêm các thông tin cần thiết. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng với các tư vấn từ chúng tôi, từ đó có thêm kiến thức pháp lý về lĩnh vực này.

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 by luatminhthai

Email: minhthailaw.company@gmail.com  Phone: 0926.63.79.79